Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2017

7 cách chữa đau họng đơn giản sau 1 ngày điều trị

Không cần phải thuốc kháng sinh dễ gây tác dụng phụ, chỉ với những bài thuốc đơn giản dưới đây cũng sẽ giúp bạn xoa tan lỗi lo về viêm họng.

Súc miệng nước muối ấm

Khi bị đau họng, bạn chịu khó súc miệng bằng nước muối ấm. Đây là biện pháp vừa đơn giản, vừa giúp làm dịu các mô bị viêm và giảm đau. Muối đóng vai trò như một chất khử trùng nhẹ, và cũng rút nước ra khỏi màng nhầy ở cổ họng, màng nhầy co lại, và loại bỏ đờm.

Hàng ngày, bạn lấy một ly nước ấm hòa ½ muỗng muối. Không nên sử dụng nước quá nóng, dùng nước đủ ấm để đốt cháy các mô bị viêm. Súc miệng bằng nước muối trong thời gian khoảng 15 phút. Không nên nuốt nước muối, vì có thể gây khó chịu cho dạ dày. Súc miệng khoảng 4 lần một ngày.

Khi bị đau họng, bạn chịu khó súc miệng bằng nước muối ấm. Ảnh minh họa.
Uống trà nóng

Các thức uống nóng có tác dụng làm dịu triệu chứng viêm. Nước ấm giúp làm tăng lưu lượng máu, giảm đau tại các mô bị kích thích.

Bên cạnh đó, uống trà nóng hoặc canh nóng giúp tăng cường hấp thu các chất lỏng, giữ độ ẩm cho tế bào ở cổ họng.

Uống 1-2 thìa mật ong

Do đặc tính kháng khuẩn, giảm đau nhanh nên mật ong giúp thẩm thấu ưu trương, rút nước ra khỏi các mô bị viêm và tác dụng làm dịu họng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, mật ong có hiệu quả hơn xi-rô ho trong việc giảm ho ở trẻ em đặc biệt là vào ban đêm.

Mật ong cũng có tính kháng sinh tự nhiên có thể ngăn chặn nhiễm trùng. Uống một muỗng cà phê mật ong nguyên chất, hoặc hòa với chanh hay trà nóng.

Khi bị đau họng, bạn hãy uống một cốc nước chanh ấm, hoặc hòa chanh với mật ong. Ảnh minh họa.
Uống nước chanh ấm

Khi bị đau họng, bạn hãy uống một cốc nước chanh ấm, hoặc hòa chanh với mật ong hoặc trà thảo dược là phương thuốc được sử dụng phổ biến trong việc chữa viêm họng.

Vitamin C có trong chanh là một chất chống oxy hóa, hỗ trợ hấp thụ sắt cũng như tăng cường chức năng miễn dịch. Các a-xít trong chanh có khả năng phá vỡ các chất nhầy ở cổ họng và tiêu diệt các vi-rút có trong dịch nhầy.

Hoặc bạn có thể trộn một thìa cà phê nước cốt chanh với một cốc nước ấm, sau đó dùng bông thấm nước. Quấn bông thấm nước chanh quanh cổ họng và phủ lên bằng khăn. Giữ nguyên trong vòng 30 phút đến một giờ.

Ăn nhiều tỏi hoặc uống nước tỏi ấm

Nổi tiếng là một loại thảo dược tự nhiên chứa nhiều đặc tính chữa bệnh, do có tính kháng sinh và kháng vi-rút, tỏi có chứa vitamin C, có tác dụng chống oxy hóa, hỗ trợ thúc đẩy hệ thống miễn dịch.


Tỏi còn là thực phẩm kháng khuẩn giúp điều trị đau cổ họng. Ảnh minh họa.

Bên cạnh đó, tỏi còn là thực phẩm kháng khuẩn giúp điều trị đau cổ họng. Bởi thế bạn nên chế biến các món ăn có chứa tỏi để ăn hàng ngày hoặc đun sôi trong nước và uống như trà.

Uống nước lá bạc hà

Cũng như nhiều thực phẩm trị ho khác, bạc hà có tác dụng làm giảm sưng các mô bị viêm ở họng. Bạc hà làm loãng chất nhầy, và dễ dàng loại bỏ các chất nhầy ra khỏi cổ họng.

Để trị đau họng với bạc hà, bạn hòa 2 muỗng cà phê bạc hà thái nhỏ trong một cốc nước sôi, hâm nóng trong 10 phút, lọc lấy nước và uống.Uống trà hoa cúc

Những bông hoa cúc khoe sắc hàng ngày lại có tính chất kháng khuẩn và kháng vi-rút rất cao. Do đó, uống trà hoa cúc hàng ngày có thể rút ngắn thời gian bệnh và chữa trị viêm họng, cảm cúm hiệu quả, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch.

Chữa đau họng không cần dùng thuốc

Khi bị viêm họng, đau họng, nhiều người tìm mua thuốc tây uống cho mau dứt khỏi cơn đau. Tuy nhiên, nếu không thực sự muốn dùng thuốc tây, thì trong bếp nhà bạn đã có sẵn những loại nguyên liệu tự nhiên lành mạnh có tác dụng trị đau họng tuyệt vời.
Chữa đau họng đơn giản với bài thuốc dân gian

1. Đinh hương
Đinh hương nổi tiếng với khả năng gây tê mạnh mẽ, nhai một miếng đinh hương có thể giúp bạn giảm sưng viêm. Đặc biệt, khả năng kháng khuẩn của nó cũng giúp chống lại nguyên nhân gây đau họng và còn giúp bạn có hơi thở thơm mát.
2. Tỏi
Hẳn bạn không muốn ăn tỏi trước khi gặp gỡ người khác, nhưng tỏi có tính kháng khuẩn rất mạnh giúp làm dịu cổ họng.
Khi bị đau họng, viêm họng, tốt nhất bạn nên nhai một tép tỏi vào ban đêm hoặc sáng sớm để đỡ cay hơn.
3. Gừng
Loại nguyên liệu phổ biến này không chỉ làm dịu đau cổ họng mà còn làm giảm đờm. Ngoài ra, gừng còn có tính kháng khuẩn chống lại vi khuẩn Streptococcus gây viêm họng.
4. Đường phèn
Loại đường kết tinh này được dùng trong nhiều bài thuốc chống cảm lạnh. Ngậm đường phèn cũng rất hiệu quả trong việc giảm đau họng.
5. Cam thảo
Cam thảo cũng là nguyên liệu chống viêm họng phổ biến. Nhai một miếng cam thảo nhỏ khi đau họng cùng với mật ong giúp tăng tính kháng khuẩn.

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2017

Cam thảo chữa viêm họng hiệu quả ít người biết tới

Cam thảo có vị ngọt, tính bình, không độc có tác dụng giải độc, chống viêm loét, dưỡng khí...nên được dùng để chữa các bệnh về đường hô hấp như đau họng, viêm họng...các chứng sưng loét và các bệnh về tiêu hóa.

Họng là tuyến đầu của cơ thể, ăn uống hay hô hấp đều đi qua con đường đó nên họng rất dễ bị đau, viêm nếu không biết cách giữ gìn. Khi bị đau họng, có nhiều cách để chữa trị, như dùng thuốc tây hoặc áp dụng các bài thuốc dân gian. Tuy nhiên đau họng không đến mức phải đi bác sỹ và uống thuốc tây, vì kháng sinh chỉ có tác dụng đối với vi khuẩn. Có khá nhiều bài thuốc dân gian chữa đau họng khá hiệu quả, trong đó có cam thảo, bạn có thể áp dụng khi cần.

Chữa viêm họng bằng cây cam thảo
Vì sao cam thảo có tác dụng chữa bệnh đau họng ?

Cam thảo có tên khoa học là Glycyrrhiza uralensis Fisch, thuộc Họ Cánh Bướm, tùy theo từng vùng mà cam thảo còn dược gọi với nhiều tên khác nhau, như Lộ thảo, Linh thảo, Phấn cam thảo... Cam thảo có vị ngọt, tính bình, không độc có tác dụng giải độc, chống viêm loét, dưỡng khí...nên được dùng để chữa các bệnh về đường hô hấp như đau họng, viêm họng...các chứng sưng loét và các bệnh về tiêu hóa.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, trong cam thảo có chữa hoạt chất acid glycyrhizic có khả nắng ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, nên được dùng như một vị thuốc có tác dụng giảm ho, làm dịu cổ họng, chống co thắt trơn cơ, chống viêm, chống dị ứng…

Vì vậy, Cam thảo là mộ trong những vị thuốc được dùng nhiều trong đông y cũng như dân gian để chữa bệnh đau họng rất hiệu quả.

2. Các bài thuốc chữa đau họng từ Cam thảo


Khi bị đau họng, bạn có thể áp dụng một trong các phương pháp sau đây:

Cách 1: Ngậm cam thảo chữa đau họng

Mỗi ngày bạn lấy ¼ lát cam thảo phiến để ngậm. Các tinh chất có trong cam thảo sẽ nhanh chóng làm dịu cơn đau họng của bạn. Thực hiện liên tục 3 ngày để đạt hiệu quả cao. Với trẻ nhỏ chưa biết ngậm thì bạn có thể ngâm cam thảo trong nước ấm, sau đó nhỏ 2-3 giot vào miệng trẻ, mỗi ngày làm từ 5-6 lần.

Cách 2: Súc miệng cam thảo chữa đau họng

Bạn lấy bột cam thảo pha với nước nóng, hoặc cho cam thảo phiến vảo cốc nước để hãm như hãm trà rồi súc miệng hằng ngày. Cam thảo sẽ giúp chữa lành tổn thương trong cổ họng, cũng như gảim thiểu triệu chứng đau họng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên sau khi ngậm và súc miệng xong bạn nên súc miệng lại bằng nước khác, hoặc đánh răng liền, nếu không răng bạn sẽ dễ bị vàng.

Cách 3: Uống cam thảo chữa đau họng

Với phương pháp uống, bạn có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau, như pha bột cam thảo với nước sôi, hãm cam thảo phiến và quế như hãm trà, hoặc sắc cam thảo uống hằng ngày. Mỗi ngày uống từ 4 - 20g tùy loại, bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi nhanh chóng.

Ngoài các cách trên, bạn cũng có thể áp dụng một số bài thuốc chữa đau họng từ cam thảo kết hợp với các vị thuốc khác sau đây để chữa trị:

Bài 1: 6g cam thảo, 6g cây rễ quạt, 10g mạch môn, 8g húng chanh đem sắc với 650ml nước cho đến khi cạn còn 300ml nước thì tắt bếp. Uống chia làm 3 lần trong ngày trươc mỗi bữa ăn. Thực hiên liên tục trong 5 ngày chứng đau họng sẽ khỏi hẳn.

Bài 2: 3g cam thảo, 3g tía tô, 3g kinh giới, 4g kim ngân, 3g sài hồ nam, 3g mạn kinh, 3 lát gừng, tất cả đem săc cùng lượng nước vừa đủ, chắt lấy nước uống ngày 2-3 lần.

Bài 3: 10g cam thảo, 10g nhân sâm, 8g hoàng liên, ngưu bang tử, thăng ma, bạch thược, bạch linh, hoàng cầm, cát cánh mỗi vị12g, 7 lát gừng. Tất cả đem sắc với 1.2 lít nước cho đến khi cạn còn 120ml thì uống. Ngày uống 1 lần, uống 5 ngày liên tiếp.

Chúc các bạn thực hiện thành công bài thuốc chữa đau họng từ cam thảo và nhanh chóng khỏi bệnh.

Dùng thuốc ho đúng cách ở trẻ sao cho tốt

Ho làm sạch đờm từ phế quản phổi, trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới ho làm bệnh mau khỏi, cha mẹ không nên cho bé dùng thuốc giảm ho.


Thời tiết đang thay đổi thất thường tại các tỉnh miền Bắc làm gia tăng trẻ mắc các bệnh đường hô hấp. Tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) trong số trên 400 trẻ đến khám mỗi ngày thì có đến 60% bệnh nhi mắc các bệnh hô hấp. Trong đó, ho là triệu chứng thường gặp nhất của nhiễm khuẩn hô hấp trên hoặc dưới.

Tuy nhiên không phải trường hợp nào dùng thuốc giảm ho, ức chế ho cũng tốt. Theo phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, sử dụng đúng thuốc ho trong điều trị sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ sử dụng kháng sinh. Nhiều cha mẹ cứ thấy con húng hắng ho là lo lắng, mà không biết đó là triệu chứng có lợi của cơ thể giống như sổ mũi hay sốt. Ho nhiều là phản xạ khạc nhổ các dịch chất tiết (đờm), chất nhày từ mũi xuống họng, nếu trẻ ho được thì nhanh khỏi bệnh.

Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai.
Theo dõi về lâm sàng cho thấy ho về đêm do nhiễm khuẩn hô hấp trên ở trẻ chỉ làm phiền bà mẹ và người xung quanh nhiều hơn là đối với chính trẻ. Đôi khi ho có thể gây nôn thứ phát, tuy vậy rất hiếm khi làm trẻ kiệt sức hoặc không thể ngủ được vì ho. Vì thế, cha mẹ chỉ chữa khi các triệu chứng nhiều như ho quá nhiều, đặc biệt là nôn sau ho, có thể uống thuốc giảm ho.

Dưới đây là một số lời khuyên của bác sĩ khi sử dụng thuốc giảm ho


Trẻ ho, cảm lạnh

Hầu hết các trẻ nhiễm khuẩn hô hấp trên do virus hay ho và cảm lạnh, không cần dùng thuốc. Bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày hoặc 1-2 tuần.

Trong một số trường hợp cần thiết có thể sử dụng các thuốc ho đông y an toàn hoặc các thuốc ho chế biến từ thảo dược như hoa hồng hấp đường, chanh hoặc quất hấp mật ong, lá hẹ… hoặc một số thuốc ho đông y có nguồn gốc từ thảo dược. Có thể dùng một số loại thuốc ho Tây y nhưng cần lựa chọn thích hợp đối với từng trường hợp cụ thể.

Các loại thuốc ho


Thuốc ho long đờm

- Acetylcystein:

Tác dụng: Tiêu chất nhày, làm giảm độ đặc quánh của đờm ở phổi bằng cơ chế kích thích để bệnh nhân dễ ho tống đờm ra ngoài.

Chỉ định: Biện pháp hỗ trợ trong điều trị viêm phế quản, viêm phổi ở trẻ.

Lưu ý: Cần thận trọng không nên dùng cho trẻ có tiền sử bị bệnh hen phế quản vì có nguy cơ gây co thắt phế quản.

- Ambroxol

Tác dụng: Long đờm, tiêu nhày nhưng chưa được chứng minh đầy đủ. Các nghiên cứu trên lâm sàng cho thấy, thuốc có tác dụng cải thiện triệu chứng ho cho bệnh nhân bị tắc nghẽn phế quản nhẹ và vừa, không có tác dụng trên các trường hợp nặng.

Chỉ định: Trẻ trên 5 tuổi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới như: viêm mũi xoang, viêm phế quản mãn, hen phế quản có tăng tiết nhiều dịch nhày bất thường như một biện pháp hỗ trợ.

Lưu ý: Cần hết sức thận trọng và không nên dùng cho trẻ dưới 5 tuổi, trẻ bị loét dạ dày tá tràng, ho ra máu vì có thể làm tan các cục máu đông làm xuất huyết trở lại.

- Carbocysteine

Tác dụng: Làm loãng chất tiết phế quản, giảm độ quánh và đặc của đờm làm cho bệnh nhân dễ dàng ho, bật ra đờm.

Chỉ định: Trong bệnh lý đường hô hấp kèm theo hiện tượng khó khạc đờm như các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới ở thể nhẹ và vừa.

Lưu ý: Cần thận trọng không nên dùng cho trẻ bị loét dạ dày tá tràng.

Thuốc kháng histamine

- Clopheniramine

Chỉ định: Điều trị các trường hợp viêm mũi dị ứng. Trong nhiều trường hợp ở trẻ nhỏ, viêm mũi dị ứng thường gây ho do dịch mũi chảy vào họng vì vậy thuốc có tác dụng chữa ho do viêm mũi dị ứng.

Thuốc thường được phối hợp với một số chế phẩm khác để điều trị ho và cảm lạnh.

Lưu ý: Cần hết sức thận trọng không nên dùng cho các trường hợp viêm phế quản, viêm phổi hoặc trong cơn hen phế quản cấp vì có thể làm quánh niêm mạc dịch, dễ dẫn đến suy thở hoặc có tác dụng phụ như: gây khô miệng, buồn ngủ hoặc làm một số trẻ ăn kém hơn.

- Diphenhydramin

Chỉ định: Cũng như Clopheniramine, thuốc chủ yếu được dùng trong các trường hợp viêm mũi dị ứng và hiện nay cũng thường phối hợp với một số chế phẩm khác để điều trị ho và cảm lạnh.

Lưu ý: Thận trọng và chống chỉ định khi dùng thuốc cũng tương tự như Clopheniramine. Thuốc thường gây buồn ngủ nhiều hơn nên thận trọng khi dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.

Các alkaloid thuốc phiện và dẫn chất

- Dextromethorphan: Thuốc giảm ho có tác dụng lên trung tâm ho ở hành não.

Tác dụng: Giảm ho nhất thời đối với các trường hợp ho do kích thích nhẹ ở phế quản, thường gặp trong ho cảm lạnh thông thường. Thuốc không có tác dụng long đờm. Mặc dù độc tính thấp nhưng nếu dùng liều cao có thể gây ức chế hô hấp do ức chế hệ thần kinh trung ương.

Chỉ định: Ho cảm lạnh thông thường ở trẻ

Lưu ý: Thận trọng không nên dùng cho trẻ dưới 2 tuổi và những trường hợp bệnh nặng có ứ đọng nhiều đờm dãi.

- Codein

Tác dụng: Giảm đau là chính, ngoài ra cũng có tác dụng giảm ho do tác động trực tiếp lên trung tâm ho ở hành não.

Lưu ý: Thuốc làm khô và quánh dịch tiết ở phế quản. Nó cũng có thể gây nghiện nếu dùng kéo dài và một số trường hợp có thể gây ức chế hô hấp nếu dùng quá liều. Vì thế, không nên dùng để giảm ho cho trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.

Các chế phẩm chứa menthol hoặc long não

Không được uống hoặc nhỏ mũi, không được bôi ở gần mũi hoặc miệng hoặc hít thở vào. Long não rất độc nếu uống với liều 50-500 mg/kg cân nặng có thể gây co giật và tử vong, vì vậy không dùng cho trẻ.

Phương Trang

9 thực phẩm không nên ăn khi bị bệnh


Nước cam có lợi cho sức khỏe nhưng người bị ho, đau họng không nên uống vì nó khiến cổ họng đang viêm tổn thương nặng hơn.


Thức ăn có thể không phải điều bạn nghĩ đến đầu tiên khi bị ốm nhưng lựa chọn thực phẩm ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình hồi phục. Dưới đây là 9 món bạn không nên đụng đến nếu muốn chóng lành bệnh, theo Men's Health.


Cà phê
Khi ốm bạn nên hạn chế uống cafe
Cà phê không dành cho những lúc bị ốm, đặc biệt là khi gặp vấn đề về dạ dày hoặc nôn mửa, tiêu chảy. Cà phê khiến bạn tiểu tiện nhiều và mất nước dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, món đồ uống này kích thích cơ bắp trong đường tiêu hóa, làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy.


Nước cam


Người bị ho nên hạn chế uống nước cam
Nước cam chứa axit citric khiến cổ họng đang viêm bị kích thích và tổn thương nặng hơn. Người bị ho, đau họng cần hạn chế nước cam.


Đồ ngọt


Đồ ngọt cũng là loại thực phẩm khi ốm cần lưu ý
Tương tự như cà phê, đồ ngọt là món bạn cần loại bỏ ra khỏi thực đơn nếu bị ốm. Sau vài tiếng ăn bánh quy, kẹo hoặc ngũ cốc có đường, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ yếu đi tạo cơ hội cho mầm bệnh phát triển. Đường tinh luyện còn ngăn chặn hoạt động của bạch cầu và gây đi ngoài lỏng, tiêu chảy.


Nước có ga

Nước uống có ga bạn cần lưu ý

Nước có ga bao gồm cả nước có ga dành cho người ăn kiêng ức chế hệ thống miễn dịch và làm rối loạn đường ruột do chứa quá nhiều đường. Nguy hiểm hơn, chất tạo ngọt nhân tạo trong loại nước này khó tiêu hóa nên dẫn đến hiện tượng đầy bụng, chuột rút, thậm chí tiêu chảy. Người mắc bệnh dạ dày cần tránh xa nước có ga.


Đồ ăn vặt giòn
Đồ ăn vặt bạn cũng nên hạn chế

Kết cấu của những món ăn vặt như khoai tây chiên giòn, bánh mì nướng giòn khiến cổ họng của bạn bị chà xát và cần nhiều thời gian hơn để hồi phục.

Rượu

Rượu và chất kích thích
Rượu làm bạn bị mất nước, say và tiêu chảy.

Sữa

Sữa cũng nên có liệu trình uống cẩn thận
Sữa khiến đờm trong cổ đặc và khó chịu hơn nên các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân bị nghẹt mũi hoặc xung huyết không uống sữa.


Đồ chiên rán


Đồ chiên rán

Hãy dành đồ chiên rán cho những lúc khỏe mạnh bởi loại thực phẩm này mất nhiều thời gian để di chuyển qua hệ tiêu hóa, dẫn tới buồn nôn, co thắt đường ruột và trào ngược axit.

Đồ ăn cay
Đồ ăn cay là thứ bạn cần lưu tâm
Ớt cùng các loại sốt nóng, cay gây kích ứng cho mũi và khiến bạn sổ mũi. Nếu đã xuất hiện sẵn những triệu chứng này, đồ cay ăn sẽ làm tình trạng của bạn thêm tồi tệ.

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017

Viêm họng và các biến chứng nguy hiểm của nó

Khác với chứng cảm cúm đi kèm đau họng do vi rút gây ra, viêm họng thuần túy thường là hệ quả của việc cơ thể bị vi khuẩn tấn công. Biến chứng do viêm họng tuy hiếm nhưng hoàn toàn có thể xảy ra nếu người bệnh không có các biện pháp chữa trị thích hợp.

Viêm họng có rất nhiều điều nguy hiểm mà nó mang lại


Từ viêm họng đơn thuần…

Vi khuẩn gây nên viêm họng là Streptococcus pyogenes, một chủng đặc biệt của vi khuẩn liên cầu. Streptococcus pyogenes xuất hiện trong môi trường ô nhiễm, dày đặc khói bụi và khí thải. Loại vi khuẩn này dễ dàng xâm nhập vào cơ thể nếu sức đề kháng có dấu hiệu suy giảm, nhất là khi thời tiết trở lạnh hoặc chuyển mùa. Bên cạnh đó, việc uống nước lạnh thường xuyên hoặc hút thuốc lá sẽ khiến lớp niêm mạc họng bị tê liệt, tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động, gây sưng viêm.

Cần lưu ý rằng, Streptococcus pyogenes hoàn toàn có thể lây từ người sang người thông qua dịch đờm khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Nó cũng có thể lan truyền thông qua việc ăn chung, uống chung, thậm chí lưu lại trên tay nắm cửa hoặc bất kỳ bề mặt nào, chờ cơ hội xâm nhập vào cơ thể khác.

Chỉ sau hai đến ba ngày nhiễm Streptococcus pyogenes, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, và xuất hiện các triệu chứng đau ngứa cổ, ho khan hoặc ho có đờm, có mảng trắng trên amidan, sưng hạch bạch huyết, một số trường hợp còn gây ra sốt.

Đến các biến chứng không mong muốn.

Viêm họng về bản chất không phải là bệnh nguy hiểm và dễ dàng chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan, không điều trị kịp thời, viêm họng sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Một số biến chứng có thể kể đến là nhiễm trùng hô hấp trên, viêm tai giữa, viêm xoang, áp xe họng sau, viêm hạch bạch huyết, viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng huyết.
Đường hô hấp trên và quá trình vi khuẩn lây lan đến các bộ phận cơ thể


Các phương pháp điều trị viêm họng.

Do tính chất nghiêm trọng của các biến chứng mà bệnh viêm họng có thể gây ra, người bệnh cần tiến hành thăm khám ngay khi có những dấu hiệu nhiễm khuẩn đầu tiên và tiến hành điều trị kịp thời. Thông thường liệu trình điều trị sẽ tập trung ở ba phương diện kháng sinh, kháng viêm kết hợp với làm giảm các triệu chứng viêm cấp tính. Sau khi được điều trị kháng sinh, các dấu hiệu nhiễm trùng sẽ thuyên giảm trong vòng 24 giờ và bệnh sẽ thuyên giảm trong khoảng một tuần.

Bên cạnh việc tuân thủ theo đơn thuốc do bác sĩ chỉ định, bệnh nhân viêm họng có thể sử dụng thêm loại viên ngậm kháng viêm tác dụng ngay tại họng, vừa tăng hiệu quả điều trị, giảm nhanh triệu chứng vừa tiện dụng,….

Sản phẩm viên ngậm trị viêm họng thường chứa chất kháng khuẩn, kháng viêm tác dụng tại chỗ giúp tiêu diệt vi khuẩn trên bề mặt, hỗ trợ đắc lực cho việc điều trị.

Cần lưu ý rằng, một khi biến chứng viêm họng xảy ra, việc chữa trị sẽ tốn nhiều thời gian lẫn tiền bạc và đôi khi để lại những di chứng không mong muốn về sau. Do đó, điều trị sớm viêm họng kết hợp với các biện pháp giữ gìn vệ sinh sạch sẽ là cách bảo vệ sức khỏe đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu.

Loại bỏ Viêm Amidan bằng mật ong rất đơn giản

Những biểu hiện của bệnh viêm Amidan như: đau rát họng, ho có đờm, nói chuyện, nhai nuốt khó khăn… gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, công việc của người bệnh. Với bí kíp chữa viêm amidan bằng mật ong chúng ta có thể khắc phục được những triệu chứng của bệnh gây ra một cách đơn giản và nhanh chóng.


Chữa viêm amidan bằng mật ong và tác phục của phương thuốc này


Mật ong không chỉ nổi tiếng với công dụng làm đẹp mà còn được coi là thần dược trong việc điều trị một số bệnh mà không cần thuốc như: các bệnh về đường tiêu hóa (bệnh dạ dày, bệnh đại tràng…), bệnh về đường hô hấp (cảm cúm, ho, viêm họng, viêm amidan…), suy nhược cơ thể…

Trong mật ong có chứa hàm lượng đường tự nhiên, chất chống lão hóa, các loại kháng chất và vi lượng như vitamin nhóm B giúp cung cấp năng lượng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và sản sinh ra hồng cầu.

Ngoài ra, mật ong còn có công dụng sát khuẩn, tiêu viêm, làm dịu cổ họng, long đờm, trị đau họng nên được sử dụng làm bài thuốc trị viêm amidan rất hiệu quả. Vì vậy, bạn không cần phải lăn tăn gì thêm khi áp dụng bí kíp chữa viêm amidan bằng mật ong bởi nó vừa an toàn, đơn giản và hiệu quả.

Bí kíp chữa viêm amidan bằng mật ong hiệu quả nhất


Với những công dụng của mật ong với bệnh amidan kể trên bạn có thể pha mật ong với nước ấm là cũng có thể giải quyết được bệnh viêm amidan khi mới chớm bị. Thông thường, người ta thường kết hợp mật ong với quất hoặc chanh tươi để trị viêm amidan rất hiệu quả.
Mật ong và chanh chữa viêm Amidan hiệu quả


Trị viêm amidan bằng mật ong và quất

Quất nổi tiếng là bài thuốc trị ho nhưng với bệnh viêm amidan cũng không hề thua kém gì. Quất giúp làm dịu cổ họng, sát khuẩn, tiêu sưng, làm lành vết thương rất nhanh.

Cách làm là cắt bỏ cuống 5 - 6 quả quất đem ngâm với nước muối để ráo nước bổ đôi và bỏ hạt. Sau đó cho mật ong và quất vào chén đem hấp cách thủy khoảng 10 phút rồi chắt lấy nước uống và có thể nhai cả miếng quất dùng trong 3 - 5 ngày và mỗi ngày khoảng 2 - 3 lần sẽ thấy triệu chứng của bệnh được cải thiện rõ rệt.

Trị viêm amidan bằng mật ong và chanh tươi

Từ ngàn xưa, chanh tươi đã nổi tiếng trong việc chữa ho, viêm họng hiệu quả. Với đặc tính chống oxy hóa cao, tăng sức miễn dịch cho cơ thể, tiêu diệt vi khuẩn từ đó sẽ giúp giảm ho, giảm chứng đau rát cổ họng, khó nuốt, trừ đờm, giảm sưng, giảm viêm, giảm các triệu chứng khác của bệnh viêm amidan gây ra.

Tranh với mật ong chữa Amidan nhiều người chưa biết


Cách làm là chuẩn bị khoảng 2 thìa mật ong nguyên chất, ½ thìa nước cốt chanh và 5 thìa nước lọc đem trộn đều rồi uống và nuốt từ từ. Thực hiện khoảng 2 - 3 lần mỗi ngày sẽ giúp bớt ho, tiêu đờm, bớt đau họng và nơi viêm nhiễm mau lành.

Trên đây là 2 bí kíp chữa viêm amidan bằng mật ong mà bạn nên sử dụng. Tuy nhiên, đây chỉ là cách chữa với bệnh viêm amidan cấp tính còn khi đã chuyển sang giai đoạn mãn tính thì nó chỉ giúp giảm bớt phần nào các triệu chứng mà bệnh gây ra. Bên cạnh đó bạn cần vệ sinh mũi, miệng sạch sẽ để tránh tình trạng vi khuẩn xâm lấn khiến mức độ viêm nặng hơn.